Những thông tin đầy đủ về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thật sự rất cần thiết. Đây sẽ là kênh giúp các lo lắng khi sử dụng bảo hiểm nhân thọ được giải quyết triệt để
Manulife Món Quà Sức Khỏe – Sản Phẩm Bộ Trợ Tốt Nhất
Những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là yếu tố đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng bảo hiểm. Hiểu rõ hơn về loại giấy tờ này, chúng ta sẽ an tâm hơn khi sử dụng bảo hiểm cho bản thân và những người thân yêu.

Mục lục
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và nội dung hợp đồng
Hợp đồng bảo hiểm nhân là một thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm nhân thọ và đơn vị doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải thực hiện đóng phí bảo hiểm, bên doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm phải trả bảo hiểm và bồi thường khi có sự việc bảo hiểm xảy ra.
Một hợp đồng BHNT phải có đầy đủ các thông tin, quyền, nghĩa vụ hai bên cùng nhiều thông tin khác để chắc chắn điều chỉnh tốt các mối quan hệ trong hợp đồng. Loại văn bản này cần có các nội dung sau:
– Tên/ địa chỉ của bên mua bảo hiểm/người được bảo hiểm/ người thụ hưởng bảo hiểm/ doanh nghiệp bảo hiểm.
– Đối tượng được bảo hiểm
– Số tiền bảo hiểm
– Điều kiện bảo hiểm/ phạm vi bảo hiểm/ các điều khoản bảo hiểm
– Thời hạn của hợp đồng bảo hiểm
– Mức phí của bảo hiểm/ phương thức đóng phí bảo hiểm
– Điều kiện miễn trừ trách nhiệm bảo hiểm
– Thời hạn và cách thức giải quyết các quyền lợi bảo hiểm
– Giải quyết tranh chấp
– Thời gian giao kết hợp đồng
Ngoài các nội dung trên, còn nhiều nội dung khác cần đảm bảo có trong hợp đồng bảo hiểm tùy thuộc vào yêu cầu, tình hình cụ thể của hai bên.
Các trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị vô hiệu- mất hiệu lực
Đây cũng là một dạng văn bản dân sự, có nhiều tình huống xảy ra sẽ khiến bảo hiểm bị vô hiệu hay mất hiệu lực. Chúng ta cần biết rõ nguồn tin này để đảm bảo an tâm khi sử dụng bảo hiểm nhân thọ.
Cụ thể, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ bị vô hiệu- mất hiệu lực khi:
– Bên mua bảo hiểm hoặc bên doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm có biểu hiện hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng
– Vào thời điểm giao kết hợp đồng, các đối tượng bảo hiểm không tồn tại
– Quyền lợi của bên mua bảo hiểm không có hoặc không tồn tại
– Bên mua bảo hiểm biết sự kiện được bảo hiểm đã xảy ra, vào thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm
Ngoài các trường hợp trên, hợp đồng bảo hiểm còn có thể bị vô hiệu hay mất hiệu lực theo một số trường hợp đặc biệt mà pháp luật quy định.
Chuyển nhượng, thừa kế hợp đồng BHNT
Hợp đồng bảo hiểm hoàn toàn có thể chuyển nhượng. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm có sự thay đổi bên mua bảo hiểm (thay đổi bên đóng bảo hiểm và nhận quyền lợi) nên cần thực hiện theo quy trình rõ ràng). Khi chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, “người được bảo hiểm” không được phép thay đổi còn “người thụ hưởng” do bên mua bảo hiểm trước trước đó đăng ký sẽ bị hủy bỏ.
Còn đối với trường hợp thừa kế bảo hiểm, tính chất hoàn toàn khác. Người thừa kế còn được gọi là người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Người thụ hưởng là người nhận tiền bồi thường của hợp đồng này khi người bảo hiểm chính tử vong. Người thụ hưởng sẽ được người mua bảo hiểm quyết định, có thể thay đổi và không giới hạn số lần thay đổi trong khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Thế nhưng, việc nhận quyền lợi bảo hiểm sẽ ưu tiên cho người mua bảo hiểm hơn là người thụ hưởng.
Trên đây là những thông tin cơ bản đầy đủ về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Tìm hiểu về thông tin này rất cần thiết cho bất cứ ai đã, đang và muốn tham gia bảo hiểm nhân thọ.